![]() |
Một góc sân bay Changi hồi tháng 3/2020. (Ảnh: CNN) |
Hồi tháng 3, Singapore từng được ca ngợi như một điển hình trong cuộc chiến chống Covid-19 mà không cần phải áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Với chưa đầy 6 triệu dân và diện tích khoảng 700km2, Singapore chỉ có biên giới chung trên bộ với Malaysia nên có rất nhiều lợi thế kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp như sàng lọc, truy dấu các ca nhiễm và cách li tất cả khách du lịch từ nước ngoài ngay từ giai đoạn đầu đã góp phần giúp Singapore đạt được thành công ấn tượng.
Bên cạnh đó, Singapore còn là nước có hệ thống y tế hàng đầu thế giới. Trong một báo cáo khoa học gần đây, nhóm chuyên gia tại trường Y tế Công thuộc Đại học Harvard Mỹ chỉ ra rằng Singapore có hệ thống hồ sơ theo dõi bệnh rất tốt và khả năng phát hiện các ca bệnh cao gấp 3 lần mức trung bình của thế giới.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 4, xu hướng dịch bệnh bất ngờ đảo ngược khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 tấn công Singapore.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Singapore hứng làn sóng lây nhiễm đầu tiên từ du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, phần lớn làn sóng lây nhiễm thứ hai lại liên quan đến người Singapore trở về từ các nước như Mỹ và Anh. Sau đó, tình hình càng đáng lo ngại khi xuất hiện một số ca nhiễm không rõ nguồn gốc trong cộng đồng lao động nhập cư.
Hãng tin Mỹ CNN cho rằng, đó là do Singapore chủ quan. Nước này dường như đã bỏ qua các trường hợp nhiễm bệnh trong nhóm lao động nhập cư sống ở các ký túc xá chật chội và đánh giá tháp tốc độ lây nhiễm trong thành phố vốn không hề áp dụng các biện pháp phong tỏa.
Cũng theo CNN, sự thoải mái ở Singapore so với các nước khác chỉ khả thi nếu các ca nhiễm từ nước ngoài được ngăn chặn, và các trường hợp lây bệnh tiềm tàng được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhưng nếu biện pháp này thất bại thì tốc độ lây lan của virus từ người này sang người khác sẽ lớn hơn ở những quốc gia chủ trương phong tỏa và cách li nghiêm ngặt.
![]() |
Đại dịch Covid-19 quay trở lại tấn công Singapore, cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần tăng cường phòng, chống dịch. Ảnh minh họa tại sân bay Nội Bài. |
Nhiều ổ dịch liên quan lao động nhập cư, hầu hết đến từ Nam Á và sống trong những ký túc xá đông đúc, dường như đã bị bỏ qua trong chiến dịch xét nghiệm ban đầu.
"Các ký túc xá đó giống như một quả bom hẹn giờ đang chờ phát nổ", CNN dẫn bình luận của Tommy Koh - một luật sư và từng là nhà ngoại giao của Singapore - viết trên Facebook.
Singapore vẫn có cơ hội tốt để kiểm soát tốt tình hình nhờ diện tích đất nước nhỏ, một chính phủ mạnh và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả. Nhưng có thể nói số ca nhiễm mới đang tăng mạnh trở lại ở nước này là một bài học cho phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến đẩy lui đại dịch Covid-19, vốn đang quét qua 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Vũ Văn Điệp
" alt=""/>Lý do đại dịch CovidNGÀY | GIỜ | CẶP ĐẤU | TRỰC TIẾP |
25/04 | 21h00 | Qatar 2-4 Nhật Bản | VTV5, FPT Play |
26/04 | 00h30 | Hàn Quốc 2-2 Indonesia (pen 10-11) | VTV5, FPT Play |
26/04 | 21h00 | Uzbekistan 2-0 Saudi Arabia | VTV5, FPT Play |
27/04 | 00h30 | Iraq 1-0 Việt Nam | VTV5, FPT Play |
Video U23 Indonesia 2-2 U23 Hàn Quốc (nguồn: FPT Play)
Bên cạnh đó, tăng cường truyền thông phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Các cơ sở giáo dục cũng được yêu cầu thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ sắp tới.
Tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách và phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương để thực hiện việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19, cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng chống dịch; phối hợp theo dõi và quản lý sức khỏe của các thành viên trong nhà trường để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, không để dịch lây lan trong trường học cũng là một nội dung được nhấn mạnh trong công văn.
Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ sư phạm khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo khi có tình huống dịch bệnh phức tạp xảy ra theo quy định.
Theo Bộ Y tế, ngày 19/4, cả nước ghi nhận thêm 2.159 ca mắc Covid-19, hơn 100 bệnh nhân nặng đang phải thở oxy. Những ngày qua, ca mắc Covid-19 liên tục tăng.
Trước bối cảnh trên, các trường học ở TP.HCM đang đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc 2K. Tương tự, Sở GD-ĐT Quảng Ninh, tối 18/4, cũng đề nghị các trường học thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phải đeo khẩu trang toàn thời gian ở trường và tích cực khử khuẩn; cách ly các trường hợp mắc Covid-19. Các trường cũng cần theo dõi sức khỏe của giáo viên, học sinh quay trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, không để dịch bệnh lây lan rộng.